TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/12 đồng loạt đi xuống khi Phố Wall lo sợ nền kinh tế sẽ không tránh khỏi suy thoái trong năm 2023. Chỉ số S&P 500 giảm 1,44% và đóng cửa ở 3.941 điểm. Đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp của chỉ số này, đồng thời là phiên đi xuống thứ 7 trong 8 phiên gần đây. Nasdaq Composite mất 2% và dừng ở gần 11.015 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt gần 351 điểm, tương ứng 1,03%, và đóng cửa ở 33.596 điểm. Tổng hai phiên vừa qua, Dow Jones đã mất hơn 830 điểm. Chỉ số Dow Jones đang có hiệu suất vượt xa Nasdaq và S&P 500. Sự chênh lệch này cho thấy trong thời kỳ lãi suất tăng và nguy cơ suy thoái kinh tế cận kề, các cổ phiếu giá trị truyền thống được đánh giá cao hơn cổ phiếu công nghệ rủi ro. Chênh lệch giữa hiệu suất của Dow Jones và S&P 500 kể từ đầu năm nay là mức lớn nhất kể từ năm 1933. Tương tự, mức chênh lệch của Dow Jones so với Nasdaq trong hơn 11 tháng qua là lớn nhất kể từ năm 2000. Dow Jones hiện không ở trong vùng điều chỉnh (mất hơn 10% từ đỉnh) như S&P 500 và cũng không chìm trong thị trường gấu (mất trên 20% so với đỉnh) như Nasdaq. Theo Wall Street Journal (WSJ), sự phân hóa giữa các chỉ số là một dấu hiệu nữa cho thấy chiến dịch nâng lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm náo loạn mọi ngóc ngách của thị trường chứng khoán. 65.000 tỷ USD là một con số khổng lồ, gần như không thể tưởng tượng được. Theo Bloomberg, con số này gấp 2,5 lần quy mô thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ, hoặc tương đương 14% tổng giá trị của tất cả tài sản tài chính toàn cầu, theo tổng hợp của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Con số này cũng là nợ bằng USD không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng ngoài nước Mỹ và ngân hàng bóng tối (shadow bank - hệ thống trung gian tài chính không chịu sự giám sát của cơ quan quản lý) tính đến tháng 6 năm nay, theo BIS - cơ quan được coi là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương. Đồng thời, khoản nợ này cũng đã tăng gấp đôi kể từ năm 2008. Trong cuộc phỏng vấn cùng CNBC, CEO của JPMorgan, General Motors, Walmart và United Airlines và United Pacific cho biết doanh nghiệp của họ đều đang chuẩn cho khả năng kinh tế chững lại. Một số người đưa ra cảnh báo khá tối tăm về suy thoái.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG Giá vàng thế giới rạng sáng nay (7-12) phục hồi nhẹ với giá vàng giao ngay tăng 2,1 USD lên mức 1.771,2 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 2 giao dịch lần cuối ở mức 1.782,4 USD/ ounce, tăng 1,1 USD so với rạng sáng ngày trước đó. Kim loại quý có được mức tăng nhẹ khi những người tham gia thị trường đã tạm dừng áp lực bán được thấy trong đợt bán kỹ thuật ngày hôm qua khiến giá giảm mạnh. Hiện tại những người tham gia thị trường đang chờ đợi cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ diễn ra vào thứ 3 tuần tới. Sau khi kết thúc cuộc họp FOMC cuối cùng trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra tuyên bố và Chủ tịch Fed Powell sẽ có cuộc gặp với báo chí. Nhiều ý kiến dự báo Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản như đã làm tại các cuộc họp trước đó kể từ tháng 3. Các thương nhân và nhà đầu tư phần lớn đã định giá khả năng cao rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đưa tỷ lệ mục tiêu hiện tại là 375 - 400 điểm cơ bản lên 425 - 450 điểm cơ bản vào cuối năm nay. Theo công cụ FedWatch của CME, có 77% xác suất tăng lãi suất 50 điểm cơ bản và 23% xác suất tăng lãi suất 75 điểm. Phân tích đồ thị cho thấy lợi suất trái phiếu và đồng USD đã có những tín hiệu tăng trở lại gia tăng áp lực bán lên giá Vàng, hiện Vàng cũng đã có tín hiệu giảm tương đối rõ ràng trong phiên hôm trước và có thể với đồ thị hiện tại khi đã phá vỡ trendline thì sẽ xác nhận xu hướng giảm rõ ràng hơn. Dự báo đồ thị phân tích kỹ thuật hiện đang cho thấy khả năng giá hồi lên ngưỡng 1775 và tạo tín hiệu giảm trở lại. Có thể chúng ta sẽ theo dõi và chờ tín hiệu bán ở vùng giá này
Informasi dan publikasi tidak dimaksudkan untuk menjadi, dan bukan merupakan saran keuangan, investasi, perdagangan, atau rekomendasi lainnya yang diberikan atau didukung oleh TradingView. Baca selengkapnya di Persyaratan Penggunaan.