*Phân tích cơ bản:
- Trong tuần này, giá vàng quốc tế đã có thời điểm giảm xuống 1.765 USD/oz ở phiên đầu tuần, nhưng sau đó tăng liên tục lên mức 1.807 USD/oz và đóng cửa ở mức 1.797 USD/oz.
- Sở dĩ giá vàng đã liên tục tăng trong tuần này do thị trường kỳ vọng trong cuộc họp vào tuần tới FED sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 0,5%, thay vì 0,75% như các cuộc họp trước. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư nhảy vào thị trường đón đầu cơ hội thay đổi định hướng chính sách lãi suất của FED.
- Tuy nhiên, tốc độ tăng lãi suất chậm hơn của FED không có nghĩa là ngân hàng trung ương Mỹ đang xoay trục khỏi kế hoạch thắt chặt tiền tệ của mình. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã từng cảnh báo rằng lãi suất có thể phải được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
- Nếu quan sát thị trường vàng, thì chúng ta có thể nhận thấy một điều đáng chú ý là mặc dù giá vàng chưa hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ giảm giá trong ngắn hạn, nhưng đã xuất hiện hiện tượng các nhà đầu tư mua vàng khi giá kim loại quý này giảm trong thời gian qua.
- Xu hướng đầu tư này xem ra cũng hợp lý khi FED đã nhận thấy rủi ro suy thoái kinh tế nên sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất. Hơn nữa, đây cũng đã là mùa cao điểm tiêu thụ vàng vật chất, đặc biệt tại các lễ hội, tết ở Châu Á. Ngoài ra, nhiều ngân hàng trung ương cũng đã chuyển mạnh sang mua vàng để tăng tỷ lệ vàng trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia trong bối cảnh khủng hoảng địa chính trị, địa kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp hơn.
*Phân tích kỹ thuật:
- Về mặt kĩ thuật, ở biểu đồ ptkt D1, giá sau khi chạm mức kháng cự quanh 1800-1810 có hiện tượng giảm điều chỉnh trở lại, tuy nhiên chưa có dấu hiệu giảm sâu, rất có khả năng tuần tới giá vàng tiếp tục tìm lên mức kháng cự tiếp theo quanh 1850 nếu phá vỡ mốc 1800-1810.
- Chart D1 cũng dần xuất hiện phân kì, kế hoạch giao dịch tuần tới có thể chờ mua quanh 1750, chờ bán quanh 1850 theo chart D1, chấp nhận dừng lỗ 5 giá mỗi chiến lược.