Nối tiếp đà giảm của phiên trước, giá đồng tiếp tục giảm nhẹ trong phiên sáng nay do phải chịu sức ép kép từ việc đồng USD mạnh lên và triển vọng tiêu thụ kém sắc. Vào sáng nay, nước Anh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022. Con số này cũng thấp hơn mức 8,2% mà giới phân tích dự đoán. Lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt làm giảm bớt áp lực tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và khiến đồng Bảng Anh suy yếu. Bên cạnh đó, đồng Yên Nhật tiếp tục suy yếu sau bình luận của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda khi ông cho biết BOJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng trong thời điểm hiện tại. Do đó, việc đồng Bảng Anh và Yên Nhật cùng gặp áp lực đã hỗ trợ cho đồng USD với chỉ số Dollar Index tăng vượt mốc 100 điểm. Điều này sẽ gây sức ép tới giá đồng do chi phí mua đồng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ đồng tiền khác. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang là lực cản chính đối với đà tăng của giá đồng. Sáng nay Trung Quốc công bố nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 7/2022, cho thấy mối lo ngại của thế giới đối với đà phục hồi yếu kém hậu dỡ bỏ COVID-19 của Trung Quốc. Tới phiên tối, dữ liệu kinh tế của Mỹ cũng sẽ có tác động nhất định tới giá đồng. Lượng nhà khởi công xây dựng tháng 6 của Mỹ được dự đoán chỉ tăng 7,2% so với tháng 5, sau khi tăng mạnh 21,7% trong tháng trước. Số giấy phép xây dựng sơ bộ của tháng 6 dự tính giảm xuống 1,49 triệu, so với 1,496 triệu của tháng 5. Nếu dữ liệu thấp hơn ước tính, hoạt động xây dựng suy yếu tại Mỹ có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ đồng và là tín hiệu “bearish” tới giá. Ngược lại, dữ liệu tích cực hơn dự báo có thể giúp thúc đẩy lực mua đồng trong phiên.
Informasi dan publikasi tidak dimaksudkan untuk menjadi, dan bukan merupakan saran keuangan, investasi, perdagangan, atau rekomendasi lainnya yang diberikan atau didukung oleh TradingView. Baca selengkapnya di Persyaratan Penggunaan.