Đồng 17/07: Tăng trưởng kinh tế yếu của Trung có thể gây áp lực

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, sức ép bán gia tăng trên thị trường đồng do triển vọng tiêu thụ bị lu mờ bởi dữ liệu kinh tế yếu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố sáng nay cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 0,8% trong quý II/2023 (QoQ), thấp hơn hẳn so với mức tăng 2,2% trong quý I/2023. Tốc độ tăng trưởng này chỉ bằng một nửa tốc độ trung bình 1,6 % được quan sát thấy trong giai đoạn 2015-2019, cho thấy đà tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc hậu dỡ bỏ COVID-19.
Ngoài ra, dữ liệu cũng nêu bật nhiều lĩnh vực yếu kém khác nhau tại Trung Quốc như chi tiêu dùng sụt giảm mạnh với mức tăng trưởng doanh số bán lẻ chỉ tăng 3,1% (YoY) trong tháng 6, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 12,7% trong tháng 5.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi đạt mức cao mới là 21,3% vào tháng 6 và có những lo ngại rằng tỷ lệ này có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới.
Hơn nữa, sự suy giảm trong đầu tư bất động sản của Trung Quốc ngày càng sâu, cho thấy sự yếu kém của lĩnh vực là trụ cột chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cụ thể, đầu tư vào phát triển bất động sản đã giảm 7,9% trong sáu tháng đầu năm 2023, giảm mạnh hơn so với mức giảm 7,2% được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 5.
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng kém sắc, nhà đầu tư ngày càng đặt kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng cường ban hành các kích thích kinh tế, như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) và lãi suất cho vay. Tuy vậy, vào sáng nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tuyên bố giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm ở mức 2,65%, sau khi cắt giảm 10 điểm cơ bản vào giữa tháng trước.
Copper Futures HG1!Trend Analysis

Pernyataan Penyangkalan