Bức tranh tổng thể vĩ mô vẫn là mối liên quan giữ lãi suất tới sức mạnh đồng Dollar và các tiền tệ lớn khác, dưới đây là tổng hợp và đánh giá tin tức và dữ liệu kinh tế thị trường tiền tệ để bắt đầu tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6.
Bức tranh vĩ mô chung ( DXY ) Một cuộc khảo sát được theo dõi chặt chẽ vào thứ Sáu cho thấy hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng vào tháng 6 khi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ lần đầu tiên chậm lại trong năm nay và sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất ngày càng sâu. Tuy nhiên, bức tranh tổng thể cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ tăng nhẹ trong quý II, ngay cả khi vẫn tồn tại những lo ngại rằng việc Cục Dự trữ Liên bang tăng suất mạnh trong năm qua sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái và sụt giảm sản xuất ngày càng sâu sắc, trong khi hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế của khu vực hầu như không tăng do tổng nhu cầu giảm lần đầu tiên kể từ tháng Giêng. Dữ liệu hôm thứ Sáu được công bố ngay sau khi một loạt các ngân hàng trung ưng lớn trên toàn cầu cùng nhau tăng lãi suất và thậm chí tăng nhiều hơn dự kiến, điều này làm rủi ro một số nền kinh tế phải rơi vào suy thoái lớn hơn khi mà tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Các thị trường lo lắng về một đợt tăng lãi suất bất ngờ sau khi các đợt tăng lãi suất lớn hơn dự kiến ở Anh và Na Uy đã hỗ trợ đồng USD. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hôm thứ Năm tuần trước rằng Fed sẽ điều chỉnh lãi suất với tốc độ thận trọng kể từ bây giờ, nhưng loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất "sớm xảy ra ".
[ EURUSD ] Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Luis de Guindos nói rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang "bước vào giai đoạn cuối cùng của chu kỳ thắt chặt nhưng sẽ phụ thuộc vào dữ liệu”. Ông cũng nói rằng chính sách tiền tệ và các hiệu ứng trong giai đoạn cơ sở do ECB thực hiện sẽ "giúp" giảm lạm phát cơ bản và điều quan trọng là "xem xét các tác động vòng 2: mọi thứ liên quan đến tăng lương và sự phát triển của chi phí lao động". Nếu kịch bản tác động vòng 2 diễn biến phức tạp, "chính sách tiền tệ sẽ phải làm nhiều hơn" và chính sách tài khóa cũng phải đóng vai trò kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, dữ liệu PMI của Pháp và Đức yếu hơn kỳ vọng làm dấy lên lo ngại suy thoái, sự sụt giảm trong chỉ số PMI dịch vụ của khu vực đồng Euro đặc biệt nghiêm trọng, cho thấy tăng trưởng do chi phí lao động cao liên tục và các điều kiện tiền tệ thắt chặt đã bắt đầu có tác động.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD suy giảm mạnh mẽ vào thứ Sáu để kiểm tra lại cạnh trên của kênh giá (a) và đang phục hồi giữ trên mức Fibonacci thoái lui 0.382%, nhung khả năng tăng giá đang bị đe doạ bởi đường xu hướng (b) bị phá vỡ dưới và để EUR/USD có đủ điều kiện tăng giá thì nó cần phải giữ hoạt động giá trở lại trên đường xu hướng (b) xác nhận bởi mức kháng cự 1.09457. Triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau. Hỗ trợ: 1.08678 Kháng cự: 1.09230 – 1.09457
[ USDJPY ] Đồng Yên lại phải chịu thêm áp lực khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì lập trường cực kỳ ôn hòa, và điều này là đang gây ra nhiều bất lợi hơn nữa đối với những người xuất khẩu lao động Nhật từ Việt Nam. Có thể ngồi ở Việt Nam nhưng chúng ta vẫn nghe thấy tiếng than thở khi một thời gian dài lao động Việt Nam tại Nhật bị vùi dập kỳ vọng đồng Yên sẽ phục hồi. Dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã vượt kỳ vọng vào tháng 5, với một biện pháp loại trừ chi phí nhiên liệu tăng với tốc độ nhanh nhất trong 42 năm, gây áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải rút dần gói kích thích khổng lồ. https://www.tradingview.com/x/ekkK1rj0/ Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY cũng không có thay đổi đáng kể với kênh giá tăng chính và giữ trên mức Fibonacci thoái lui 0.618% cùng đường trung bình động EMA21 là các điều kiện kỹ thuật cần cho việc tăng giá. Hiện tại, nếu cạnh trên của kênh giá tăng bị phá vỡ trên USD/JPY có triển vọng tăng giá nhiều hơn với mục tiêu sau đó tại kháng cự ngang 145.050. Ở bức tranh tổng thể thì USD/JPY vẫn cho thấy triển vọng tăng giá và được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau. Hỗ trợ: 142.517 – 139.600 Kháng cự: 145.050
[ GBPUSD ] Đồng bảng Anh bị đè nặng bởi những kỳ vọng ngày càng tăng rằng nền kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái sau khi Ngân hàng Trung ương Anh tăng mạnh lãi suất vào thứ Năm tuần trước để chống lại lạm phát cao kéo dài. https://www.tradingview.com/x/pUNhwGi9/ Mặc dù GBP/USD đã điều chỉnh giảm vào thứ Sáu nhưng nhìn chung vẫn chưa thay đổi xu hướng tăng vốn có với hoạt động giá xung quanh xu hướng (a) và ở trên kênh giá tăng bị phá vỡ trước đó cùng mức Fibonacci thoái lui 0.236% làm hỗ trợ chính. Miễn là GBP/USD vẫn ở trên mức Fibonacci thoái lui 0.382% và đường trung bình động EMA21 thì nó vẫn có triển vọng là tăng giá, trong trường hợp mức hỗ trợ tại Fibonacci 0.382% bị phá vỡ dưới thì mức giảm mục tiêu sẽ tiến tới mức Fibonacci tiếp theo tại 0.618%. Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau. Hỗ trợ: 1.26830 – 1.27241 Kháng cự: 1.28533
Sau cùng, BestSCchúc bạn đọc ngày tuần làm việc nhiều hiệu quả thành công và hạnh phúc
Informasi dan publikasi tidak dimaksudkan untuk menjadi, dan bukan merupakan saran keuangan, investasi, perdagangan, atau rekomendasi lainnya yang diberikan atau didukung oleh TradingView. Baca selengkapnya di Persyaratan Penggunaan.