Tâm lý thị trường hiện đã ổn định trở lại sau khi đã đạt được những thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ, tuy nhiên trong tuần này thị trường sẽ chờ đợi tương đối nhiều tin tức quan trọng do đó tâm lý thận trọng và cũng có phần lo ngại rủi ro sẽ có thể khiến thị trường có nhiều bất ngờ.
TIN TỨC
Ngày 27/5, truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lập pháp phe Cộng hòa đã đạt thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ công . Theo các nguồn thạo tin, Nhà Trắng và các nhà đàm phán đã đạt một thỏa thuận trên nguyên tắc để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ. Nếu được Quốc hội thông qua, thỏa thuận sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ, trước khi Bộ Tài chính hết ngân sách để trang trải các chi phí vào ngày 5/6 tới. Tổng thống Biden đã ca ngợi thỏa thuận sơ bộ về việc nâng trần nợ công của nước này là “một bước tiến quan trọng”, đồng thời cho rằng đây vẫn là một thỏa hiệp bảo vệ các ưu tiên chính của đảng Dân chủ. Truyền thông Mỹ cho biết, theo thỏa thuận, mức chi tiêu ngoài lĩnh vực quốc phòng nói chung không thay đổi đối với tài khóa hiện tại và tài khóa 2024. Hiện chưa có giới hạn ngân sách sau năm 2025. Nhóm đàm phán vẫn đang nỗ lực hoàn tất nội dung thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận trên vẫn còn phải đối mặt với một con đường khó khăn để thông qua tại Quốc hội trước khi chính phủ cạn tiền để thanh toán vào đầu tháng Sáu. Theo tờ CNN, Phố Wall dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tung ra một đợt tăng lãi suất trong tháng 6. Không những thế, thị trường cuối cùng cũng tin tưởng tuyên bố của các nhà hoạch định chính sách rằng khả năng cao là lãi suất sẽ không hạ trong năm 2023. Điều gì đã xảy ra? Hai báo cáo kinh tế quan trọng công bố vào tuần trước cho thấy số liệu nóng hơn dự kiến, khiến các nhà đầu tư trở nên sợ hãi khi nghĩ về lộ trình lãi suất khả dĩ của Fed. Trong quý I, GDP của Mỹ tăng 1,3%, tính theo tỷ lệ được chuẩn hóa theo năm, cao hơn ước tính ban đầu được đưa ra hồi tháng 4 là 1,1%. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) tăng 4,4% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,2% ghi nhận trong tháng 3, theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ. PCEPI là thước đo lạm phát yêu thích của Fed. Theo CME hiện tại tỷ lệ đặt cược cho việc FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 6 đã lên đến trên 64%, theo đó khả năng với những thông tin tích cực về việc lo ngại vỡ nợ lắng xuống và các vấn đề về khủng hoảng hệ thống ngân hàng đã không còn là tâm điểm của sự lo ngại thì có thể FED sẽ có cơ sở để tăng lãi suất.
Trong tuần này thị trường sẽ chú ý đến số liệu bảng lương phi nông nghiệp do đó tâm lý thị trường có thể sẽ thận trọng và biến động mạnh hơn vào cuối tuần trước khi bước vào giai đoạn chờ đợi cuộc họp chính sách tiền tệ của FED. Đồ thị đồng USD hiện đang chững lại sau đà tăng mạnh vào tuần trước, theo đó tâm lý thận trọng này có thể sẽ là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ bước vào thời điểm đóng các trạng thái mua trước đó và chuyển sang các trạng thái bán lại với kỳ vọng điều chỉnh ngắn hạn. Hiện tại vùng kháng cự tạm thời ở ngưỡng 104.5 đang là mức khá nhạy cảm, mặc dù đây có thể chưa phải là đỉnh để giá điều chỉnh trong thời điểm hiện tại nhưng với diễn biến này thì giá sẽ được dự báo vẫn chững lại và xác xuất giảm điều chỉnh vẫn cao. Đồ thị tương quan so với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang cho thấy sự tương quan chặt chẽ, trong khi chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm hiện vẫn đang giảm mạnh báo hiệu cho những mối lo ngại lớn hơn nữa trong tương lai có thể xảy ra suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, với diễn biến hiện tại thì các lo ngại suy thoái vẫn sẽ không phải là mối lo lớn nhất.
PHÂN TÍCH GIÁ VÀNG Kết quả khảo sát vàng mới đây của Kitco không cho thấy một bức tranh rõ ràng nào của thị trường vàng trong tuần này. Cụ thể, trong số các chuyên gia phân tích ở Phố Wall tham gia khảo sát, có 43% tỏ ra lạc quan khi được hỏi về kỳ vọng giá vàng của họ trong tuần này. Tương tự, 43% chuyên gia phân tích dự đoán giá thấp hơn. Trong khi đó, các nhà đầu tư bán lẻ vẫn tương đối lạc quan về vàng với 49% người tham gia các cuộc thăm dò trực tuyến dự đoán vàng sẽ tăng vào tuần này, 36% cho rằng giá sẽ thấp hơn. Các nhà đầu tư bán lẻ dự báo giá vàng sẽ kết thúc tuần này ở mức 1.981 USD/ounce, cao hơn khoảng 37 USD/once so với mức hiện tại. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng giá vàng thấp hơn trong tuần này đã viện dẫn lý do là theo xu hướng trên biểu đồ kỹ thuật. Lạm phát gần 5% là quá cao để Fed có thể tạm dừng việc tăng lãi suất vào tháng 6. Kỳ vọng mới nhất của thị trường cho thấy 60% cơ hội tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 13-14 tháng 6, Chuyên gia kim loại quý của Gainesville Coins Everett Millman nhận định. Đồ thị giá Vàng hiện tại đang chững lại đi ngang trong khi tâm lý thận trọng đang diễn ra, có thể thị trường sẽ chờ đợi thêm thông tin để có thể có xu hướng rõ ràng hơn nhưng về mặt cơ bản thì giá Vàng sẽ có nhiều khả năng giảm hơn do tin tức hiện tại đang ủng hộ cho giá sẽ giảm. Phân tích kỹ thuật cho thấy giá đang chững lại và nhiều khả năng giá sẽ giảm xuống dưới 1955/oz đã được xác nhận do đó vùng giá này đang là vùng chờ bán tiềm năng. Giá đang có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn, có thể tín hiệu vẫn sẽ hỗ trợ tăng do đó chiến lược mua lên sẽ có những cơ sở để kỳ vọng. Tuy nhiên lực mua sẽ không mạnh nên các chiến lược mua sẽ không phải là chiến lược chính. Khuyến nghị: có thể thực hiện chiến lược mua lên trong ngắn hạn nhưng sẽ cần có sự đảm bảo an toàn vốn và có điểm dừng lỗ ở dưới vùng hỗ trợ trên hình
PHÂN TÍCH GIÁ BẠC Đồ thị giá Bạc giao tháng 7 hiện đã phục hồi tăng vượt qua được kháng cự quan trọng 23.2/oz do đó có thể giá sẽ có tín hiệu tăng trở lại ngưỡng kháng cự 23.6-23.9/oz Tuy nhiên, về động lực tăng vẫn sẽ không quá mạnh do nhiều tin tức đang cho thấy sẽ hỗ trợ đà giảm tiếp diễn, và trong trường hợp thỏa thuận nâng trần nợ được thông qua thì giá Bạc sẽ chịu nhiều áp lực giảm hơn. Vùng hỗ trợ tạm thời 23.15 /oz có thể là vùng sẽ đẩy giá tăng lên Khuyến nghị: có thể thực hiện chiến lược mua ngắn hạn và có điểm chặn lỗ dưới mức hỗ trợ 23.8/oz để đảm bảo nếu giá giảm mạnh sẽ không ảnh hưởng đến tài khoản giao dịch
Informasi dan publikasi tidak dimaksudkan untuk menjadi, dan bukan merupakan saran keuangan, investasi, perdagangan, atau rekomendasi lainnya yang diberikan atau didukung oleh TradingView. Baca selengkapnya di Persyaratan Penggunaan.