Tại sao tiền điện tử bị ảnh hưởng bởi FED ?

Tiền điện tử đang bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ (FED) nhiều hơn là cổ phiếu. Có một số nguyên nhân chính có thể làm cơ sở cho sự sụt giảm thị trường trong tương lai.

Nhà đầu tư công nghệ tên gọi là Tascha đã chỉ ra 3 yếu tố chính cho vấn đề này. Nó bao gồm sự gia tăng chấp nhận ở cấp tổ chức; sự gia tăng lớn về đòn bẩy và sự phụ thuộc của tiền điện tử vào đồng đô la Mỹ.

Theo Tascha, những gì sắp tới sẽ khiến thị trường tiền điện tử và tài chính truyền thống bận rộn hơn. Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Ba ngày 13 tháng 9 và quyết định tăng lãi suất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào ngày 21 tháng 9. Cả Ethereum và Cardano cũng sẽ trải qua các đợt nâng cấp mạng lớn vào tháng này.

Tiền điện tử và dòng vốn từ tổ chức

Theo Tascha, “Tiền của tổ chức có thể tiếp cận đòn bẩy lớn hơn và nhạy cảm hơn với những thay đổi về lãi suất. Điều này dẫn đến phản ứng mạnh hơn của giá tiền điện tử đối với sự thay đổi môi trường vĩ mô.”

Bà cho biết tiền của doanh nghiệp được đầu tư nhiều vào tài chính thông thường. Điều này dẫn đến “sự lan tỏa lớn hơn từ thị trường chứng khoán sang tiền điện tử khi tiền điện tử bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô. Điều này được chứng minh bằng sự tương quan ngày càng tăng giữa cổ phiếu và tiền điện tử kể từ năm 2020.”

Theo nghiên cứu của Morgan Stanley , dòng tiền từ các nhà đầu tư tổ chức đã tăng từ 0% lên hơn 70% về tổng khối lượng giao dịch tiền điện tử từ năm 2018 đến năm 2021, với khoảng 385 tỷ USD. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hàng quý của Coinbase làm đại diện cho toàn thị trường.

Khối lượng giao dịch tiền điện từ. Nguồn: Coinbase, Morgan Stanley Research

Các ước tính cho thấy giá tiền điện tử đã trở nên nhạy cảm hơn với sự biến động tiền tệ của Hoa Kỳ so với chứng khoán trong chu kỳ vừa qua. Điều này có nghĩa là khi FED tăng lãi suất, nó gây tổn hại cho ngành công nghiệp tiền điện tử nhiều hơn cổ phiếu.

Tascha nói, thật là mỉa mai khi coi lợi thế chính của Bitcoin và tiền điện tử như một ‘hàng rào’ chống lại sự biến động trên thị trường tài chính truyền thống và lạm phát. Ngược lại, tiền điện tử ngày càng phát triển tương quan với thị trường chứng khoán trong những tháng gần đây.

Chỉ trong năm nay, hàng tỷ USD đã thoát ra khỏi thị trường tiền điện tử. Điều này tỷ lệ thuận với sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ trên sàn Nasdaq, khi sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ giảm và FED có tín hiệu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy lớn

Trong khi chủ tịch FED Jerome Powell đã chỉ ra trong một bài phát biểu gần đây rằng nền kinh tế Hoa Kỳ cần một chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát thì theo Tascha “đòn bẩy lớn” có thể có nghĩa là tiền điện tử sẽ biến động hơn.

Bà cho biết sự ra đời của DeFi vào năm 2020 đã mang lại sự gia tăng thanh khoản trên chuỗi, khiến cả tỷ lệ đòn bẩy, TVL , các pool thanh khoản và các sản phẩm lợi suất phức tạp đều đạt mức cao.

Tascha giải thích: “Sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm phái sinh trên các sàn giao dịch tập trung cũng thúc đẩy nhu cầu về đòn bẩy. Nó được đáp ứng bởi dòng vốn mới vào tiền điện tử của những nhà đầu tư tổ chức”.

Khối lượng giao dịch spot và phái sinh hàng thàng. Nguồn: CryptoCompare

Và khi một số công ty tiền điện tử như Celsius và Voyager gặp khủng hoảng vào đầu năm nay. Một số “fan cứng” DeFi đã lập luận rằng nếu cho vay/mượn đều được thực hiện chuẩn chỉ thì điều đó sẽ an toàn hơn cho hệ thống. Đơn giản vì các khoản vay sẽ được thế chấp quá mức và tự động thanh lý.

Nhưng Tascha đã bác bỏ quan điểm đó. Theo bà, DeFi có thể ít chịu một số rủi ro nhất định nhưng nó làm tăng nguy cơ khác. Điều này dẫn đến nhiều giao thức được kết nối với nhau hơn và khuyến khích đòn bẩy tổng thể cao hơn.”

Bà nói thêm:

“Sự gia nhập của những người chơi tổ chức làm tăng nhu cầu và khả năng tiếp cận đòn bẩy trong tiền điện tử. Hệ thống đòn bẩy cao hơn làm tăng tác động lan tỏa từ thị trường chứng khoán và sự tăng giá của đồng đô la. Kết quả là chính sách của FED và môi trường vĩ mô thậm chí còn có ảnh hưởng lớn hơn đến tiền điện tử so với các thị trường tài chính truyền thống. ”

Sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ

Tascha cũng thảo luận về tác động của đồng đô la lên thị trường tiền điện tử so với các hành động chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Bà cho biết việc sử dụng đồng đô la làm phương tiện chính trong lĩnh vực tiền điện tử là một điểm yếu lớn.

Đồng đô la là đơn vị tiền tệ fiat lớn nhất trong thị trường tiền điện tử. Các token chủ yếu được định giá bằng đồng đô la, stablecoin dựa trên USD chiếm 95% thị trường stablecoin và việc cho vay và đi vay phần lớn được thực hiện bằng stablecoin USD này.

Tascha cho biết: “Nhưng tiền điện tử có mặt trên toàn thế giới và hầu hết người dùng ở bên ngoài Hoa Kỳ”. “Khi USD tăng giá, các mã thông báo trên thực tế trở nên đắt hơn đối với các nhà đầu tư không phải Hoa Kỳ, những người mà có sức mua dựa trên các tỷ lệ khác. Điều này làm giảm dòng tiền vào thị trường tiền điện tử một cách máy móc.”

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn
Beyond Technical AnalysisbreakoutChart PatternsgiavanggiavangthegioiGoldgoldtradingTrend AnalysistrenlinesXAUUSD

Publikasi terkait

Pernyataan Penyangkalan