*Thông tin cơ bản: - Đứng trước những sự bất ổn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng giá dầu vẫn đang duy trì xu hướng tăng do việc đứt gãy nguồn cung dầu mỏ từ Nga quá lớn, nếu như cuôc chiến tranh vẫn chưa kết thúc, các nước Mỹ và EU vẫn thi hành chính sách cấm vận và Nga liên tục đáp trả lại một cách cứng rắn thì giá dầu sẽ vẫn còn tiếp tục tăng qua đó gây áp lực lên lạm phát hiện tại. - Vào ngày 18/5 tại Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý I vừa qua, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng âm. Cụ thể, trong kỳ báo cáo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản giảm 0,2% so với quý trước đó và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ làn sóng covid lần thứ 6 và chiến tranh Nga - Ukraine đã khiến cho giá hàng hóa tăng vọt cộng với sự giảm giá liên tục của đồng Yên đã khiến cho người dân thắt chặt chi tiêu qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 17/5 nhấn mạnh quyết tâm kéo lạm phát xuống, ông nói rằng ngân hàng trung ương này sẽ nâng lãi suất cho tới khi tốc độ tăng của giá cả giảm về ngưỡng lành mạnh. Điều đó đồng nghĩa rằng FED sẽ bằng mọi giá để hạ mức lạm phát xuống ngưỡng quanh 2% dù có thể nó sẽ gây tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính và nền kinh tế. Đây cũng chính là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay, Fed thắt chặt chính sách tiền tệ làm gia tăng mối lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ và châm ngòi cho bán tháo trên thị trường tài chính nước này. Ngoài việc nâng lãi suất tổng cộng 0,75 điểm phần trăm trong hai cuộc họp vào tháng 3 và tháng 5, Fed cũng đã dừng chương trình mua tài sản. Từ tháng 6 trở đi, Fed sẽ bắt đầu cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán đã lên đến 9 nghìn tỷ USD. - Vì vàng không đem lại lợi suất nên nó có thể trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khi lãi suất ngắn hạn của Mỹ tăng. Tuy nhiên, kim loại quý cũng được xem là kênh lưu giữ giá trị an toàn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. - Và trong tuần này cũng sẽ có 1 vài sự kiện quan trọng như chỉ số PCE (chỉ số giá tiêu dùng trừ thực phẩm và năng lượng) đây cũng là chỉ số đánh giá mức độ lạm phát của Mỹ, nếu chỉ số này cao hơn 0.3% điều đó cho thấy lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống.
*Góc nhìn PTKT: Tuần này giá vàng hồi phục tốt sau khi giảm mạnh ở tuần trước đó. Đầu tuần giá vàng vẫn chịu áp lực bán giảm xuống 1787 nhưng sau đó đã bật tăng trở lại và cuối cùng đóng nến tuần ở mức giá 1846 gần như cao nhất trong tuần cho thấy lực cầu tăng hồi phục rất mạnh. Nên tuần tới rất có thể giá vàng sẽ tiếp tục tăng hồi phục thêm vài chục giá nữa trước khi chịu áp lực bán tại các ngưỡng kháng cự. Xét ở khung H4, chúng ta có chiến lược giao dịch tham khảo như sau: - CANH SHORT: 1888 - DỪNG LỖ: 1895 - CHỐT LỜI: TÙY VỊ THẾ
Nhớ quản lý vốn chặt vào nhá anh/em, còn tiền là còn cơ hội, cuộc chơi còn dài đừng khờ dại mà ôn in trong vài cú nhá. Chúc Anh/Em có tuần trading hiệu quả !!
Informasi dan publikasi tidak dimaksudkan untuk menjadi, dan bukan merupakan saran keuangan, investasi, perdagangan, atau rekomendasi lainnya yang diberikan atau didukung oleh TradingView. Baca selengkapnya di Persyaratan Penggunaan.